A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ TRONG DỊP HÈ

Cách phòng tránh và xử trí khi đuối nước cho trẻ vào dịp hè.

 

BÀI:  TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH VÀ XỬ TRÍ ĐUỐI NƯỚC

 

          1. Định nghĩa

          - Đuối nước là 1 tai nạn thường gặp trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày Tai nạn này thường dẫn đến tình trạng nạn nhân bị ngưng tim ngưng thở và tử vong nếu không được xử trí kịp thời và đúng đắn.

          - Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu ôxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động.

          - Đối với tai nạn này, việc sơ cứu ngay tại chỗ nhờ những người xung quanh là rất quan trọng, việc đưa tới bệnh viện chỉ nhằm cấp cứu những biến chứng. Vì khi ngập nước, chỉ trong vòng vài giây là bắt đầu thiếu ôxy và sau đó ngừng tim, ngưng hô hấp, tử vong.

2. Biện pháp xử lý đuối nước tại chỗ

          - Khi gặp trường hợp đuối nước cần xử trí khẩn trương, kiên trì ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp.

- Nguyên tắc cấp cứu tại chỗ: Cần khẩn trương, đúng phương pháp với mục đích cấp cứu là giải phóng đường thở và cung cấp ooxy cho nạn nhân, tốt nhất là ngay từ cơn ngừng thở đầu tiên tức là trong vòng từ 1-4 phút đầu tiên. Đây là thời điểm vàng sơ cứu nạn nhân đuối nước.

- Cấp cứu ngay ở dưới nước:
          Túm gáy hoặc nắm tóc kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, tát mấy cái thật mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại.
          Nhanh chóng quàng tay qua nách, nâng gáy (bằng kiểu bơi ếch ngửa) hoặc gọi thêm người hỗ trợ đưa nạn nhân vào bờ.
          - Cấp cứu khi đưa nạn nhân lên cạn:
          + Khi đưa được nạn nhân lên bờ hay lên thuyền phải tiến hành hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay. Khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi đường thở và miệng nạn nhân, đặt một khăn mùi soa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân.

+ Nếu ngừng tim (sờ mạch quay không có) phải ép tim ngoài lồng ngực. Dùng hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/1 phút. Nếu chỉ có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2 - 3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10 - 15 nhịp. Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực, làm kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở trở lại.
+ Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo, phòng cho nạn nhân không bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn. Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim được 2 tiếng mà không thấy nạn nhân phục hồi.
          Cấp cứu tại chỗ là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân, nếu xử trí chậm nạn nhân bị thiếu ôxy não rất khó cứu sống sau đó. 
Nếu sơ cứu có kết quả, nạn nhân thở lại, cử động giãy giụa, hay nạn nhân vẫn còn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu. Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho nạn nhân.

* Chú ý: Trong quá trình sơ cấp cứu đuối nước việc cần tránh là bỏ nhiều thời gian cho việc xốc nước: động tác dốc ngược nạn nhân không cần thiết và không nên thực hiện vì thường lượng nước vào phổi rất ít chứ không phải phổi chứa đầy nước như người dân thường nghĩ. Lượng nước rất ít này sẽ được tống ra ngoài khi nạn nhân tự thở lại. Ngoài ra việc xốc nước còn làm chậm thời gian cấp cứu thổi ngạt và tăng nguy cơ hít sặc.

Cách sơ cứu đuối nước

3. Các biện pháp phòng tránh đuối nước

- Không để trẻ nhỏ một mình ở nhà, đậy kín các vật chứa nước trong nhà; Không cho trẻ chơi một mình gần ao, hồ, kênh, rạch, sông: luôn có người lớn đi theo;
Không cho bệnh nhân động kinh bơi.

- Nên hướng dẫn tập bơi, cho trẻ học bơi;

- Các bạn học sinh không tự ý đi chơi hoặc bơi ở các ao hồ, sông, ngòi khi không biết bơi hoặc không có người lớn đi cùng.

- Nhà trường chỉ đạo giáo viên tuyên truyền trao đổi cha mẹ trẻ thực sự quan tâm đến trẻ trong dịp nghỉ hè nhất là việc cho trẻ đi thăm quan, hay đi chơi liên quan đến ao hồ, sông nước rất nguy hiểm, không an toàn, cần có sự giám sát chặt chẽ của người lớn.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ngành chức năng, các tổ chức, đoàn thể, gia đình và nhà trường, đơn vị xây dựng một môi trường an toàn; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi người trong xã hội trong việc phòng tránh đuối nước.

- Tại các bể bơi phải có người giám sát, các ph­ương tiện cứu hộ kịp thời.

- Tại các ao, hồ, sông, suối, bãi biển phải có các biển báo mực nước và độ nguy hiểm. bên cạnh đó mọi người trong cộng đồng cần tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đúng cách để áp dụng kịp thời khi xảy ra trường hợp đuối nước. 

- Tuân thủ các quy định, quy trình về an toàn lao động, an toàn giao thông trên mặt nước như quy định về mặc áo phao khi ngồi trên thuyền bè, không chở quá người quy định trên thuyền, phà…

Trên đây là một số cách xử trí và phòng tránh đuối nước rất mong Quý phụ huynh học sinh quan tâm để các con có dịp hè 2021 vui vẻ và ý nghĩa./.


Tác giả: Nguyễn Bang
Nguồn:Mầm non Liên Nghĩa Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 16
Hôm qua : 28
Tháng trước : 1.712