BÀI TUYÊN TRUYỀN
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicellavirus gây ra. Loại virus này là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn.
BÀI TUYÊN TRUYỀN
PHÒNG TRÁNH BỆNH THUỶ ĐẬU
Kính thưa các cô giáo, thưa Quý phụ huynh học sinh thân mến!
Bệnh thủy đậu ở trẻ đã và đang trở thành nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ và của các thầy cô giáo. Tôi xin thay mặt ban chỉ đạo y tế trường học gửi tới các thầy cô và các em những thông tin cần thiết về bệnh thủy đậu.
1. Tìm hiệu về bệnh thuỷ đậu
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicellavirus gây ra. Loại virus này là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn.
2. Đường lây truyền bệnh thuỷ đậu
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm và lây truyền từ người sang người bằng cách tiếp xúc trực tiếp, lây lan qua không khí từ các giọt nước bọt nhỏ li ti được tiết ra từ đường hô hấp (ho, hắt hơi, nói chuyện) hoặc lây từ các chất dịch ở nốt phỏng.
Ngoài ra, thủy đậu còn lây truyền gián tiếp qua những đồ vật bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng. Như việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn mặt, ăn uống chung với người đang bị thủy đậu.
3. Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh
- Triệu chứng thường xuất hiện từ 2-3 tuần, thông thường từ 14 đến 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với người bệnh.
- Biểu hiện của bệnh:
+ Sốt nhẹ từ 1 đến 2 ngày.
+ Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi người và toàn thân phát ban.Trong một số trường hợp, nhất là ở trẻ em không có dấu hiệu bị thủy đậu rõ ràng.
+ Khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, mụn nước nổi ở vùng đầu, mặt, chi và toàn thân, thậm chí xuất hiện cả trong niêm mạc miệng, gây ngứa rát, khó chịu cho người bệnh. mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12-24 giờ. Mụn nước có kích thước từ 1-3mm , chứa dịch trong, Trong những trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hơn. Khi nhiễm trùng, mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.
Nếu không có biến chứng, giai đoạn hồi phục bệnh Thủy đậu thường sau 7 - 10 ngày phát bệnh. Khi đó, các vết mụn nước sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước. Trong giai đoạn này, việc vệ sinh cơ thể cần đặc biệt chú trọng, tránh để nhiễm trùng vết thương dẫn đến sẹo.
4. Biến chứngcủa thủy đậu gồm
- Nhiễm trùng, gây lở loét các vết mụn nước sau khi vỡ, gây chảy máu bên trong. Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ do không kiêng giữ được như dùng tay để gãi ngứa.
- Gây viêm não, viêm màng não là biến chứng có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn, Các triệu chứng đi kèm gồm sốt cao, hôn mê, co giật, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu. Biến chứng này có thể gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
- Viêm phổi thủy đậu: biến chứng này thường xảy ra ở người trưởng thành, vào ngày thứ 3 - 5 sau khi phát bệnh. Biểu hiện như ho nhiều, ho ra máu, khó thở và tức ngực.
- Gây viêm thận, viêm cầu thận cấp: các triệu chứng của biến chứng này là tiểu ra máu và suy thận.
- Gây viêm tai giữa, viêm thanh quản: do các nốt mụn thủy đậu mọc ở khu vực này gây lở loét, nhiễm trùng gây sưng tấy.
- Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hểm vì sẽ dễ bị biến chứng viêm nặng, đặc biệt là viêm phổi.
Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, sẽ gây sảy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh, với nhiều dị tật như đầu nhỏ, teo cơ ở chân tay, bệnh ở mắt (bệnh "đục thủy tinh thể", có thể gây mù).
Mẹ bầu nếu bị thủy đậu 5 ngày trước khi sinh hoặc 2 ngày sau khi sinh có thể lây nhiễm thủy đậu từ mẹ sang con, bé có thể bị khuyết tật hoặc tử vong.
5. Điều trị
- Trước hết, hãy cho người bệnh đi khám bệnh ngay. BS sẽ khám và căn cứ vào tình trạng bệnh, sẽ cho vào viện điều trị nội trú hoặc cấp đơn về điều trị tại nhà, có theo dõi, hẹn ngày tái khám.
HoặcKhi dùng thuốc điều trị:
- Với các nốt mụn nước trên cơ thể, bạn có thể dùng thuốc tím để bôi lên nốt mụn
nước nhằm kháng viêm và ngăn ngừa sẹo hình thành.
- Khi mụn nước bị vỡ ra, có thể sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi lên. Tuyệt đối không được dùng thuốc bôi mỡ Tetaxilin và mỡ Penixilin hay thuốc đỏ.
- Tuyệt đối không dùng kem trị ngứa có chứa Phenol ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.
6.Phòng bệnh
Hiện nay, tiêm phòng vaccine thủy đậu là cách phòng tránh lây nhiễm bệnh hiệu quả và lâu dài. Đối với trẻ em, việc tiêm ngừa thủy đậu càng quan trọng và cần thiết. Vì vậy, với những gia đình có con nhỏ, cần đưa trẻ đi tiêm ngừa theo lịch tiêm như sau:
* Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 12 tháng.
* Mũi 2:
+ 1-13 tuổi: cách mũi 1 ít nhất 3 tháng.
+ Từ 13 tuổi trở lên: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
+ Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước trong ngày.
+ Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.
+ Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.
+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
+ Thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường, phòng ở phải sạch sẽ thoáng khí.
+ Vệ sinh phòng học thoáng mát, gọn gàng sạch sẽ.
Bài tuyên truyền đến đây là hết
Chúc các thầy cô cùng các cháu học sinh có tuần làm việc và học tập vui vẻ;
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các Quý phụ huynh học sinh đã quan tâm./.
| Liên Nghĩa, ngày 11 tháng 12 năm 2020 Nhân viên y tế
Đỗ Thị Thanh Vân |