A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

  Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậc học mầm non đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có trách nhiệm gieo những hạt giống tốt, tạo tiền đề vững chắc cho nhiệm vụ giáo dục đào tạo  thế hệ trẻ mai sau.

        Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân tí hon đáp ứng với yêu cầu và xu thế thời đại. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy trong toàn ngành Giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng, nhiều giáo viên mầm non đã miệt mài, trăn trở, mong muốn và quyết tâm đổi mới giáo dục, áp dụng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện lại rơi vào lúng túng, mất phương hướng. Chính vì vậy, việc dạy học mang tính chất truyền dạy - lĩnh hội, nhồi nhét, dập khuôn, máy móc vẫn tồn tại, thực hiện các hoạt động học tập vui chơi vẫn rơi vào tình trạng giáo viên làm trung tâm.

Với quan điểm “Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”, trong những năm qua, cán bộ, giáo viên trường Mầm non Liên Nghĩa đã tiếp cận, tích cực nghiên cứu, áp dụng phương pháp  giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” vào giảng dạy giúp trẻ hứng thú với việc học và phát triển thế mạnh của cá nhân trẻ.

Năm học 2020- 2021, toàn trường có 32 lớp gồm 10 lớp nhà trẻ và 22 lớp mẫu giáo. Cán bộ giáo viên gồm: 03 đồng chí trong Ban giám hiệu và 38 đồng chí giáo viên. Thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm", Trường Mầm non Liên Nghĩa đã tích cực đổi mới phương pháp giáo dục mang tính mở, giúp trẻ có cơ hội học tập, vui chơi, phát triển phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non có sự thay đổi trong nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, từ đó phương pháp giáo dục trẻ được đổi mới, công tác đánh giá sự phát triển của trẻ được nhận thức và thực hiện đúng mục đích, yêu cầu.

Nhằm phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của trẻ, các hoạt động học - chơi được thiết kế theo hướng chuyển từ giáo dục áp đặt sang tự giáo dục, giáo viên chủ yếu đóng vai trò hướng dẫn, tổ chức, giám sát và giúp đỡ, còn trẻ được thực hành, trải nghiệm để phát triển bản thân.

 Để thực hiện mục tiêu này, bộ phận chuyên môn của Nhà trường đã thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, kiến tập, khuyến khích giáo viên xây dựng các tiết dạy có tính sáng tạo, đột phá, không theo lối truyền thống mà hướng đến việc  tích cực hoá hoạt động của trẻ, trẻ được tự khám phá, trẻ được trải nghiệm bằng các giác quan, chú trọng giáo dục cá nhân kết hợp giáo dục trong nhóm, lớp giữa hoạt động chung và hoạt động góc, tăng cường giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ.

Hoạt động kiến tập khối 5 tuổi về đổi mới phương pháp và hình thức dạy học

  Giáo viên linh hoạt, sáng tạo, không bị gò bó khi tổ chức các hoạt động cho trẻ nhất là hoạt động chung có mục đích học tập và hoạt động chơi góc, giáo viên có thể sử dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm phong phú các hoạt động của trẻ, gây được sự chú ý của trẻ, trẻ ham học, nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, giao tiếp ngôn ngữ tình cảm.

Các bé lớp 5A1 tham gia hoạt động sôi nổi cùng cô

        Tập thể giáo viên đã nhận thức được việc đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết, cách thức đổi mới: Trẻ nào cũng được hỗ trợ để tham gia; trẻ có được sự khuyến khích để tạo ra sự lựa chọn; trẻ được khuyến khích để giải quyết vấn đề; trẻ được khuyến khích và hỗ trợ để hợp tác và làm việc cùng nhau. Giáo viên xác định được và thỏa mãn những hứng thú, hiểu biết, ý kiến và kỹ năng của trẻ, mở rộng việc học cho từng trẻ, tạo cơ hội và thời gian cho trẻ được học tập, cung cấp nhiều cơ hội khác nhau để trẻ khám phá trải nghiệm và diễn đạt những gì trẻ biết và hiểu.

               

                                            Các bé lớp 3B5 trong trò chơi " Khiêu vũ"
 

Giờ hoạt động ngoài trời của lớp 4B4

  Trẻ hứng thú tham gia hành động không mệt mỏi và hăng say làm việc mong hoàn thành bài tập cô giáo…kết quả được nâng lên rõ rệt.

Sản phẩm của các bé lớp 3B3 trong giờ tạo hình “Xé, dán lá cho cây”

        

Hoạt động tạo hình lớp 5A1“ Làm tranh bằng nguyên vật liệu sẵn có”

Con người chỉ thích nghe những cái mà bản thân chưa biết, khám phá những điều chưa hiểu, trẻ em cũng thế chỉ tích cực khám phá, tìm tòi, thích học cái chưa có, nên muốn trẻ học tập tích cực giáo viên không dạy trẻ cái mà trẻ đã biết mà phải dạy cái trẻ cần, điều mà trẻ thích nghe.  Hãy nhìn vào những đôi mắt trẻ thơ! Chúng ta sẽ thấy sự háo hức, niềm khát khao hiểu biết vô bờ. Chúng đang mong đợi các cô giáo truyền cho cách tự phát hiện, chiếm lĩnh và sử dụng tri thức một cách tự nhiên nhất, giản đơn nhất và cũng khó quên nhất.

Mỗi cán bộ, giáo viên trường Mầm non Liên Nghĩa ý thức và hiểu rằng việc đổi mới phương pháp giáo dục trẻ không đơn thuần do thực thi nhiệm vụ theo tinh thần chỉ đạo của cấp trên mà quan trọng là do sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, yêu cầu phát triển của xã hội, nhận thấy cần thiết phải thay đổi để đáp ứng được yêu cầu phát triển trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội.

 

 


Tác giả: Thanh Loan
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 37
Hôm qua : 383
Tháng trước : 12.739